Môn Giáo dục công dân là gì ?
Giáo dục công dân là môn học thuộc khối ngành xã hội khoa học. Bộ môn này giúp học sinh hình thành và rèn luyện nhân cách, phẩm chất. đạo đức và năng lực. Để mỗi cá thể trở thành người có ích cho đất nước, xã hội.
Song song với việc truyền đạt kiến thức, việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục luôn hướng đến.
Giáo Dục Công Dân – Môn học làm người
Giáo Dục Công Dân (GDCD) là bộ môn khoa học dạy làm người thật quả không sai. Học GDCD sẽ giúp học sinh hình thành và điều chỉnh những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Giúp góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp hơn. Xuyên suốt từ khi ngồi vào ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp. Học sinh được thầy cô dạy những điều hay lẽ phải phù hợp với xã hội.
Mục tiêu của bộ môn GDCD đối với mỗi cấp học
Giáo Dục công dân ở cấp Tiểu học
Ở bậc tiểu học, việc giáo dục hành vi đạo đức (bước đầu của giáo dục công dân) cho học sinh rất quan trọng. Đây là nền tảng cho các bạn nhỏ xuyên suốt quá trình hành trình phát triển bản thân. Không chỉ có trong môn học Đạo đức, nhà trường còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em phù hợp với từng lớp, từng đối tượng. Từ rất nhiều bỡ ngỡ, các em dần có tinh thần tự giác, biết lễ phép và có ý thức hơn về hành vi của bản thân.
GDCD ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Sang cấp học THCS và THPT, môn GDCD bắt đầu mở rộng và cho học sinh tìm hiểu thêm về pháp luật, các vấn đề tâm lý phù hợp với lứa tuổi. Giúp học sinh phát triển được năng lực điều chỉnh hành vi. Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội
Năng lực điều chỉnh hành vi
Nhận thức chuẩn mực hành vi:
Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.
Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân. Có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Nhận biết được sự cần thiết phải tiết kiệm. Nguyên tắc quản lí tiền; cách lập kế hoạch chi tiêu, tiêu dùng thông minh
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:
Đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi của bản thân và người khác trong học tập và sinh hoạt.
Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực. Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực về đạo đức và pháp luật.
Đánh giá được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm và thái độ của đối tượng giao tiếp. Đánh giá khả năng của bản thân và nguyện vọng, khả năng của các thành viên trong nhóm hợp tác
Điều chỉnh hành vi
Tự thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; phê phán những hành vi, thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại.
Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi. Biết sống tự chủ, không đua đòi, ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy, không có những hành vi xấu (bạo lực, mắc tệ nạn xã hội…). Biết rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị xã hội.
Tự thực hiện và giúp đỡ bạn bè thực hiện được một số hoạt động cơ bản, cần thiết để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
Tiết kiệm tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện nước; bước đầu biết quản lí tiền, tạo nguồn thu nhập cá nhân và chi tiêu hợp lí.
Năng lực phát triển bản thân
Tự nhận thức bản thân: nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân.
Lập kế hoạch phát triển bản thân
Xác định được lí tưởng sống của bản thân; lập được mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện. Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.
Xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau THPT với sự tư vấn của thầy cô giáo và người thân.
Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân
Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội
Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế, pháp luật.
Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống và kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin để tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện. Có thể xử lý vấn đề đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội
Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề thường gặp. Hoặc một số vấn đề về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi trong những tình huống mới của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
Hình thành, duy trì được mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh. Có khả năng thích ứng được với xã hội biến đổi.
Nêu được tình huống có vấn đề; hình thành được ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống. Có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đạo đức, kĩ năng sống. Các vấn đề về pháp luật, kinh tế phù hợp với lứa tuổi phù hợp với lứa tuổi.
Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp. Biết đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biết khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của đội nhóm.