.Chào quý phụ huynh và các bạn học sinh thân mến! 👋👋👋 Di sản văn hóa là tài sản quý báu mang đậm nét đặc trưng của từng quốc gia, dân tộc. Ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của con người. Để hướng tới sự phát triển bền vững và nhân văn. Chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc và những giá trị mà nó mang lại. Đại Việt Book sẽ giúp các bạn tìm hiểu tại sao cần phải bảo tồn di sản văn hóa nhé!
Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Di sản văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các di sản truyền thống và các loại hình văn hóa do cha ông để lại (như các di tích, hiện vật, các loại hình văn học, nghệ thuật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, tri thức và kỹ năng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công,…) còn tồn tại đến ngày nay, đang được thực hành và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng.
Di sản văn hóa bao gồm : di sản vật thể và di sản phi vật thể
Giá trị của di sản văn hóa
Di sản văn hóa có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và du lịch, quảng bá địa phương và quốc gia. Nó tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch.
Di sản văn hóa à nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của thế hệ cha ông. Tạo tiền để để các thế hệ sau lưu giữ, tái tạo và phát triển. Bên cạnh đó, đây còn là nền tảng để chúng ta tiếp cận với những nền văn hóa trên toàn thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan.
Di sản văn hóa tham gia và thể hiện sự đang dạng của văn hóa thế giới nói chung. Góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng. Các di sản luôn có sự đa dạng sinh thái, đa dạng tộc người, đa dạng cách biểu đạt văn hóa. Sự đa dạng ấy làm nên sức sống và sự giàu có cho văn hóa nhân loại.
Di sản văn hóa là động lực để phát triển ngành công nghiệp không khói (ngành du lịch)
Hệ thống di sản trải khắp đất nước chính là nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước. Thông qua việc phát triển du lịch. Các di sản đã góp phần tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch Việt Nam. Kết nối và đa dạng hóa các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế.
Một số di sản bạn nên đến thăm một lần ở Việt Nam
Di sản văn hoá Quần thể di tích Cố đô Huế
Khu quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993. Sở dĩ, thành phố Huế tươi đẹp được chọn làm nơi đóng đô là vì nằm ở trung tâm của đất nước. Nơi các yếu tố phong thuỷ, ngũ hành đều rất ổn định và thịnh vượng cho quốc gia và dân tộc.
Khi đến với di tích cố đô Huế. Du khách tham quan sẽ được trải nghiệm không gian kiến trúc độc đáo, đồ sộ mang đậm giá trị của dòng lịch sử. Công trình độc đáo và cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình nơi phố Huế chắc chắn sẽ khiến du khách khó quên.
Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999.
Đây là một thị trấn cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Phố cổ Hội An nổi tiếng với những ngôi nhà cổ kính, những con đường nhỏ hẹp uốn lượn và những chiếc đèn lồng lung linh huyền ảo.
Vịnh Hạ Long
Một trong những di sản nổi tiếng thế giới của Việt Nam là vịnh Hạ Long. Đây là di sản được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Thiên nhiên thế giới. Bởi giá trị đặc biệt về địa chất – địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa – lịch sử,…. Không chỉ vậy, vịnh Hạ Long còn được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi và những danh hiệu của mình. Ngày nay, vịnh Hạ Long đã trở thành trung tâm du lịch thu hút lượng khách đông đảo hàng đầu tại nước ta.
Di sản văn hoá Thánh địa Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1999. Tọa lạc tại một thung lũng kín thuộc tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn được bao quanh bởi núi non hùng vỹ và bất tận.
Thánh địa Mỹ Sơn gồm 70 toà tháp chứa đựng giá trị tinh hoa của nền văn minh Chăm pa còn sót lại. Trải qua hàng trăm năm lịch sử. Khu di tích đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nhưng những di tích còn sót lại vẫn mang giá trị to lớn về kiến trúc, văn hoá và lịch sử.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều di sản thế giới khác. Di sản vật thể: phố cổ Hội An, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long,..Các di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, quan họ…
Mỗi di sản đều chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại. Nếu có cơ hội, bạn hãy một lần đặt chân đến những nơi đây để hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Vì sao cần phải bảo tồn di sản văn hóa dân tộc :
Giữ gìn bản sắc văn hóa:
Di sản văn hóa phản ánh bản sắc và đặc trưng của một cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực. Bảo tồn di sản giúp duy trì và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán đặc sắc. Qua đó giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hơn nửa các di sản văn hoá đặc biệt di sản phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ trước. Nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên.
Dạy học và truyền đạt:
Di sản văn hóa cung cấp một nguồn học hỏi phong phú cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Nó giúp giáo dục người trẻ về lịch sử, truyền thống và phong tục của tổ tiên. Từ đó nâng cao nhận thức và hiểu biết về quá khứ.
Kết nối cộng đồng:
Di sản văn hóa giúp tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ và các thành viên trong cộng đồng. Những lễ hội, nghi thức và truyền thống tạo ra cơ hội cho mọi người tụ họp. Cùng chia sẻ kinh nghiệm và củng cố sự gắn bó cộng đồng.
Phát triển kinh tế:
Di sản văn hóa, đặc biệt là các di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa truyền thống. Có thể thu hút khách du lịch, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương và quốc gia. Ngành du lịch văn hóa thường mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Thông qua việc tạo ra việc làm và thúc đẩy thương mại.
Tạo động lực sáng tạo:
Di sản văn hóa là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, thơ ca, âm nhạc và các hình thức sáng tạo khác. Việc bảo tồn di sản giúp duy trì các hình thức sáng tạo truyền thống. Đồng thời khuyến khích sự đổi mới và phát triển sáng tạo dựa trên nền tảng di sản.
Gìn giữ trí thức và kỹ năng truyền thống:
Nhiều nghề thủ công và kỹ năng truyền thống được truyền lại qua các thế hệ. Việc bảo tồn di sản cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn những kiến thức và kỹ năng quý giá có thể bị mất đi nếu không được gìn giữ.
Đáp ứng nhu cầu xã hội:
Di sản văn hóa còn giúp đáp ứng nhu cầu về nhận thức văn hóa và tinh thần của xã hội. Nó tạo ra một cảm giác về nguồn gốc và ý nghĩa. Đồng thời đóng góp vào sự phát triển văn hóa và tinh thần chung của cộng đồng.
Lời Kết
Mỗi di sản văn hoá đều chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại.
Bảo tồn di sản không chỉ là trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức văn hóa. Đây còn là nhiệm vụ của từng cá nhân trong cộng đồng. Để cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị quý báu này.
Trên đây là những chia sẻ về các di sản văn hóa và tại sao phải bảo tồn di sản. Hy vọng sẻ hữu ích với các bạn. Đến với Đại Việt Book, bạn không chỉ tìm thấy sách Giáo Dục, phát triển.. Chúng tôi còn rất nhiều đầu sách hay và bổ ích khác.
Hãy liên hệ ngay với Đại Việt Book qua hotline 0968 309 279. Bạn sẻ được tư vấn sách giá tốt nhất. Hoặc ghé trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ số 167 Ngô Gia Tự, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.